
Đối với cây lúa, bón phân là một trong những kỹ thuật then chốt giúp bà con đạt được năng suất cao và hạn chế sâu bệnh. Dưới đây là các bước và lưu ý để tối ưu hóa việc bón phân cho lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay.
1. Chọn loại phân bón phù hợp
Với điều kiện thời tiết bất lợi như hiện nay, thì việc chọn các loại phân cách bón phân đóng vai trò rất quan trọng trong việc canh tác của bà con. Việc lựa chọn phân bón phù hợp là vấn đề đáng quan tâm. VTNN Nông Gia gợi ý cho bà con một số sản phẩm phân bón chất lượng:
- Phân NPK (20-20-15, 16-16-8, 22-5-20, 22-15-5 của Công ty Bình Điền, Công ty phân bón Yên Trang,...): Bổ sung các chất cần thiết cho cây, từ đạm, lân đến kali và một số vi lượng khác.
Phân bón NPK của Công ty Bình Điền
- Đạm (Cà Mau, Phú Mỹ,...): Giúp thúc đẩy tăng trưởng chiều cao của cây, kích thích ra rễ.
Đạm Cà Mau và Đạm Phú Mỹ
- DAP (Hồng Hà, Cà Mau,...): Giúp mập cây, nở bụi.
DAP Hồng Hà và DAP Cà Mau
- Phân hữu cơ, vi sinh (Siêu Humic, Trichoderma), các loại phân chuồng khác: Giúp cải thiện cấu trúc đất, tăng cường hệ vi sinh vật có lợi, đặc biệt tốt khi sử dụng cho các vụ lúa tiếp theo.
Humic và Trichoderma của Toyama Nhật Bản
- Phân bón lá vi lượng (điều hòa sinh trưởng Brassica 0,0075SL, kẽm Sumo ZinC750,...): Cung cấp các nguyên tố vi lượng như kẽm, đồng và chất điều hòa sinh trưởng giúp cây cứng cáp và chống chịu với điều kiện thời tiết bất lợi và dịch bệnh hại.
Điều hòa sinh trưởng Brassica 0,0075SL, kẽm Sumo ZinC750
2. VTNN Nông Gia gợi ý thời điểm bón phân thích hợp cho bà con tham khảo (tùy theo từng vụ)
- Bón lót: Trước khi gieo sạ, bà con nên bón lót một lượng phân hữu cơ, vi sinh, phân lân nhằm cải tạo đất sau một vụ canh tác, tạo tiền đề cho cây lúa phát triển ở vụ mới.
- Bón lần 1 (10-12 ngày sau khi gieo): Sử dụng phân đạm kết hợp với DAP để thúc đẩy cây phát triển mạnh, giúp cây ra rễ nở bụi sớm.
- Bón lần 2 (18-20 ngày sau khi gieo): Đây là giai đoạn quan trọng để bón thêm đạm và DAP, kali để thúc đẩy quá trình nở bụi và nuôi chồi hữu hiệu.
- Bón lần 3 (giai đoạn đón đòng- thời gian tùy theo giống lúa): Đây là giai đoạn bón kali nhiều hơn nhằm chuẩn bị cho quá trình làm đòng và tăng cường chất lượng hạt lúa.
3. Điều chỉnh lượng phân bón theo tình hình thực tế
Việc bón phân không nên theo một liều lượng cố định mà cần điều chỉnh linh hoạt dựa trên tình trạng của cây lúa và thời tiết. Nếu gặp thời tiết mưa nhiều, bà con có thể giảm lượng đạm để tránh hiện tượng lúa bị dư lá dẫn đến bệnh đạo ôn, vi khuẩn,... Còn nếu cây có biểu hiện thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là lá vàng nhạt hoặc còi cọc, có thể bổ sung thêm phân vi lượng như Siêu xanh chứa đạm, magie cùng các nguyên tố trung vi lượng thiết yếu khác giúp cung cấp dinh dưỡng cần thiết giúp cây trồng phát triển bền vững và tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ quá trình quang hợp và trao đổi chất, giúp cây luôn xanh mướt và cứng cáp, cung cấp dinh dưỡng thiết yếu giúp cây phát triển mạnh mẽ, tăng cường sinh trưởng.
Mua hàng tại: https://vtnnnonggia.vn/products/sieu-xanh
4. Lưu ý bón phân đúng kỹ thuật
- Rải đều phân bón: Đảm bảo phân bón được phân bố đều trên toàn bộ diện tích ruộng, tránh bón quá nhiều vào một chỗ.
- Chọn thời điểm bón phân vào sáng sớm hoặc chiều mát: Giúp cây hấp thụ tốt hơn và tránh hiện tượng cháy lá khi bón vào thời điểm nắng gắt.
- Phối hợp phun phòng trừ sâu bệnh: Để bảo vệ hiệu quả của phân bón, bà con nên phun phòng trừ sâu bệnh định kỳ, hạn chế nấm và vi khuẩn phát triển trên cây. Các sản phẩm như thuốc trừ sâu NINJA có thể sử dụng trong các đợt phun phòng nhằm kiểm soát đặc trị sâu cuốn lá, sâu đục thân, sâu phao, sâu đục bẹ, sâu xanh da láng, sâu đục trái,...
Mua hàng tại: https://vtnnnonggia.vn/products/ninja
Kết luận
Bón phân hiệu quả cho lúa trong điều kiện thời tiết bất lợi không chỉ đòi hỏi hiểu biết về loại phân và thời điểm bón, mà còn yêu cầu bà con phải linh hoạt theo dõi tình trạng cây lúa và tùy theo giống lúa. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp bà con có một vụ mùa bội thu, đạt năng suất cao và tiết kiệm chi phí canh tác. Chúc bà con thành công!